Thị trường chứng khoán Việt Nam: Hoạt động bù trừ thanh toán mang nhiều dấu ấn phát triển vượt bậc
Cập nhật ngày 05/09/2018 - 08:37:00
Nhân dịp Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 73 năm ngày Truyền thống ngành Tài chính, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã có bài viết trên số báo đặc biệt chào mừng lễ kỷ niệm trọng đại này của Thời báo Tài chính Việt Nam về những dấu ấn phát triển vượt bậc của hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam với các nội dung như sau:
Từ khi đi vào hoạt động năm 2006 đến nay hoạt động bù trừ thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam (bao gồm TTCK cơ sở và TTCK phái sinh) do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vận hành đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Nhiều bước tiến tích cực
Nếu như thời điểm ban đầu khi đi vào hoạt động năm 2000, toàn TTCK Việt Nam chỉ có duy nhất hệ thống bù trừ, thanh toán cho các giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, thì đến nay thị trường đã có đầy đủ hệ thống bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên TTCK cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ) và TTCK phái sinh (TTCKPS).
Cùng với đó, thời gian thanh toán, mô hình và phương thức thanh toán cũng đã có nhiều bước tiến tích cực. Theo đó, đối với các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, thời gian thanh toán đã được rút ngắn từ T+4 (năm 2000) xuống T+3 và tiếp tục giảm xuống T+2 - ngang bằng với hầu hết các thị trường phát triển trong khu vực và quốc tế năm 2016. Điều này đã góp phần không nhỏ vào tăng tính thanh khoản, tăng cơ hội cho nhà đầu tư và giảm chi phí cho toàn thị trường. Đối với các giao dịch TPCP, mô hình tổ chức thanh toán đã có thay đổi cơ bản theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế thông qua việc chuyển từ mô hình ngân hàng quyết toán tiền giao dịch TPCP là ngân hàng thương mại (BIDV) sang mô hình ngân hàng quyết toán tiền là Ngân hàng Nhà nước, với phương thức thanh toán được chuyển từ phương thức bù trừ, thanh toán đa phương sang phương thức thanh toán trực tiếp theo từng giao dịch từ tháng 8/2017. Nhờ đó đã góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của thị trường, tạo tiền đề phát triển các dịch vụ thanh toán TPCP xuyên biên giới; đảm bảo an toàn, thông suốt trong việc thanh toán các giao dịch TPCP nói riêng và toàn thị trường nói chung.
Đặc biệt từ ngày 10/8/2017, VSD đã triển khai thành công hoạt động bù trừ giao dịch chứng khoán phái sinh (CKPS) theo mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP). Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của TTCKPS và là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam sau 17 năm hình thành và phát triển. Sự kiện này đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trong khối ASEAN (bên cạnh Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) có TTCKPS và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này. Như vậy, sau khi TTCKPS ra đời, Việt Nam đã hình thành một thị trường tài chính có cấu trúc hoàn chỉnh, bao gồm thị trường huy động vốn và thị trường phân tán rủi ro; qua đó không chỉ thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia tăng khả năng thu hút dòng vốn ngoại, khả năng nâng hạng thị trường mà còn giúp thị trường tiếp cận và dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Từ khi đi vào hoạt động năm 2006 đến nay hoạt động bù trừ thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam (bao gồm TTCK cơ sở và TTCK phái sinh) do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vận hành đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Nhiều bước tiến tích cực
Nếu như thời điểm ban đầu khi đi vào hoạt động năm 2000, toàn TTCK Việt Nam chỉ có duy nhất hệ thống bù trừ, thanh toán cho các giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, thì đến nay thị trường đã có đầy đủ hệ thống bù trừ, thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên TTCK cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ) và TTCK phái sinh (TTCKPS).
Cùng với đó, thời gian thanh toán, mô hình và phương thức thanh toán cũng đã có nhiều bước tiến tích cực. Theo đó, đối với các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, thời gian thanh toán đã được rút ngắn từ T+4 (năm 2000) xuống T+3 và tiếp tục giảm xuống T+2 - ngang bằng với hầu hết các thị trường phát triển trong khu vực và quốc tế năm 2016. Điều này đã góp phần không nhỏ vào tăng tính thanh khoản, tăng cơ hội cho nhà đầu tư và giảm chi phí cho toàn thị trường. Đối với các giao dịch TPCP, mô hình tổ chức thanh toán đã có thay đổi cơ bản theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế thông qua việc chuyển từ mô hình ngân hàng quyết toán tiền giao dịch TPCP là ngân hàng thương mại (BIDV) sang mô hình ngân hàng quyết toán tiền là Ngân hàng Nhà nước, với phương thức thanh toán được chuyển từ phương thức bù trừ, thanh toán đa phương sang phương thức thanh toán trực tiếp theo từng giao dịch từ tháng 8/2017. Nhờ đó đã góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của thị trường, tạo tiền đề phát triển các dịch vụ thanh toán TPCP xuyên biên giới; đảm bảo an toàn, thông suốt trong việc thanh toán các giao dịch TPCP nói riêng và toàn thị trường nói chung.
Đặc biệt từ ngày 10/8/2017, VSD đã triển khai thành công hoạt động bù trừ giao dịch chứng khoán phái sinh (CKPS) theo mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP). Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của TTCKPS và là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam sau 17 năm hình thành và phát triển. Sự kiện này đồng thời đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trong khối ASEAN (bên cạnh Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) có TTCKPS và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này. Như vậy, sau khi TTCKPS ra đời, Việt Nam đã hình thành một thị trường tài chính có cấu trúc hoàn chỉnh, bao gồm thị trường huy động vốn và thị trường phân tán rủi ro; qua đó không chỉ thúc đẩy nhanh hơn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gia tăng khả năng thu hút dòng vốn ngoại, khả năng nâng hạng thị trường mà còn giúp thị trường tiếp cận và dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Kỷ luật thanh toán chặt chẽ
Qua hơn 18 năm phát triển, điều đáng ghi nhận là khối lượng thanh toán giao dịch trên TTCK Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Theo đó, trên TTCK cơ sở, tổng giá trị thanh toán qua VSD từ năm 2006 đến ngày 15/8/2018 đạt gần 15,4 triệu tỷ đồng. Năm 2017, giá trị thanh toán qua VSD đạt gần 3,1 triệu tỷ đồng, tăng 56 lần so với năm 2006; riêng từ ngày 1/1 đến 15/8/2018, con số này đã lên tới 2,9 triệu tỷ đồng.
Trên TTCKPS, tổng giá trị giao dịch CKPS từ ngày 10/8/2017 đến ngày 15/8/2018 đạt 1.006.733 tỷ đồng, với tổng giá trị thanh toán qua VSD đạt hơn 2.004 tỷ đồng. Riêng từ ngày 1/1 đến 15/8/2018, giá trị giao dịch đạt 910.436 tỷ đồng, với tổng giá trị thanh toán đạt hơn 1.557 tỷ đồng, tăng 9 lần về giá trị giao dịch và tăng 3 lần về giá trị thanh toán so với năm 2017.
Mặc dù khối lượng thanh toán tăng nhanh, song kỷ luật thanh toán ngày càng được tuân thủ chặt chẽ, số lượng các thành viên lưu ký, thành viên bù trừ của VSD vi phạm các quy định về thanh toán, mất khả năng thanh toán trên TTCK giao ngày càng giảm. Theo đó, số lần và số tiền thành viên lưu ký sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán giảm mạnh. Nếu như năm 2013, 2014 có nhiều thành viên lưu ký phải sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán với số tiền là 21,65 tỷ đồng và 10 tỷ đồng, năm 2015 có 1 thành viên với số tiền là 647 triệu đồng thì từ năm 2016 - 2017 không có thành viên nào phải sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán. Đặc biệt, trên TTCKPS, từ khi thị trường vận hành đến nay, không phát sinh trường hợp thành viên bù trừ phải sử dụng quỹ bù trừ do mất khả năng thanh toán.
Như vậy, đến nay, nhờ sự đổi mới, sáng tạo không ngừng, hệ thống bù trừ, thanh toán cho các giao dịch trên TTCK cơ sở và TTCKPS của VSD đã tương đối đầy đủ, chuẩn chỉnh theo đúng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Mọi hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán luôn được VSD thực hiện nhịp nhàng, không gián đoạn, bảo mật, kỷ luật thanh toán không ngừng được nâng cao, đảm bảo cho TTCK Việt Nam luôn vận hành an toàn, thông suốt và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thành viên, nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhờ đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của thị trường./.
Tin cùng chuyên mục
-
17/08/2023 - 17:17:02
Trên số 298 của Tạp chí chứng khoán tháng 08/2023 có đăng bài: Công nghệ sổ cái phân tán liệu có làm thay đổi cấu trúc thị...
-
01/02/2021 - 14:05:41
Điểm lại những hoạt động nghiên cứu phát triển 2019-2020
-
22/01/2021 - 18:19:00
Giao dịch tự động hóa đã trở thành xu hướng của thời đại. Trên Tạp chí Tài Chính Việt Nam có bài "Giao dịch thuật toán và hàm...
-
10/12/2020 - 15:02:00
Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận với các thông lệ quốc tế trong việc công bố thông tin và quản trị...
-
22/10/2020 - 09:08:00
Những điểm mới trong quy định về hoạt động bù trừ thanh toán chứng khoán phái sinh đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm....
-
20/12/2019 - 15:36:00
Tổng quan hoạt động nghiên cứu phát triển 2019
-
11/12/2019 - 16:56:00
Chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu VSD tại Clearstream và các Sở Giao dịch chứng khoán châu Âu thành công tốt đẹp
-
24/10/2019 - 16:09:00
VSD chủ trì Kỳ họp lần thứ 8 của Nhóm thông lệ thị trường Việt Nam (VN NMPG)
-
08/07/2019 - 15:31:00
Để giúp nhà đầu tư hiểu hơn về sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ trước ngày khai trương, mới đây, trên báo Đầu...
-
25/06/2019 - 17:04:00
VSD phối hợp với HNX tổ chức họp với các thành viên thị trường về việc triển khai sản phẩm Hợp đồng tương lai Trái phiếu...
Thống kê
-
42.699|6.025
-
6
-
3.137
-
793
-
37
-
9.021.652