Đoàn công tác của VSD thăm và làm việc tại thị trường Đài Loan
Cập nhật ngày 21/02/2023 - 16:45:30
Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-BTC ngày 09/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 14/QĐ-VSD ngày 09/02/2023 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) về việc cử cán bộ đi công tác nước ngoài, đoàn công tác của VSD do ông Nguyễn Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản trị dẫn đầu đã thực hiện khảo sát về thị trường vốn tại Đài Loan từ ngày 14/02 đến ngày 17/02/2023. Tham gia chuyến khảo sát có đại diện đoàn công tác từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), và một số công ty quản lý quỹ đang vận hành quỹ mở và quỹ ETF tại Việt Nam.
Mục tiêu của đoàn công tác là học hỏi kinh nghiệm tại thị trường Đài Loan trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển thị trường vốn và các chuẩn mực môi trường, dân trí và trách nhiệm xã hội, đồng thời trao đổi thông tin, số liệu giữa thị trường Việt Nam và thị trường Đài Loan sau một thời gian dài gián đoạn do hệ quả của đại dịch Covid 19.
Đặc biệt, đoàn công tác đã trực tiếp giải đáp các thắc mắc của các cơ quan quản lý Đài Loan về điều kiện đầu tư đối với các dòng vốn ngoại vào Việt Nam hiện nay, hướng tới hỗ trợ các thành viên và công ty quản lý quỹ trên thị trường Việt Nam kêu gọi vốn từ cộng đồng đầu tư Đài Loan.
Trong khuôn khổ chương trình công tác, đoàn đã tới thăm và làm việc với các tổ chức, bao gồm Cục quản lý chứng khoán và chứng khoán phái sinh (Securities and Futures Bureau – SFB) thuộc Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan (Financial Supervisory Commission of Taiwan); Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan (The Taiwan Stock Exchange – TWSE); Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Đài Loan (The Taiwan Depository and Clearing Corporation – TDCC). Ngoài ra, đoàn cũng đã gặp gỡ và trao đổi công tác với Trưởng đại diện văn hóa, kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, đến thăm và chia sẻ thông tin với tập đoàn tài chính hàng đầu Đài Loan là CTBC Financial Holdings, và Tập đoàn CT&D (Tập đoàn mẹ của CTCK Phú Hưng và CTCP Phú Mỹ Hưng tại Việt Nam).
Trong những năm qua, Đài Loan luôn là một trong những đối tác giao thương và đầu tư lớn vào Việt Nam. Theo số liệu năm 2021, Đài Loan đứng thứ tư (04) tính về mức đầu tư vào thị trường Việt Nam với tổng số 2.845 dự án, tổng đầu tư đăng ký trị giá hơn 35,3 tỷ đô la Mỹ. Đài Loan cũng là đối tác giao thương lớn thứ năm (05) của Việt Nam với tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 25,3 tỷ đô la Mỹ, trong đó 20,7 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam và 4,5 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam.
Với chính sách tự do hóa nền kinh tế bằng việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan thông qua các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RECP), Việt Nam đã được thị trường Đài Loan đánh giá là một đối tác kinh tế lớn và đầy tiềm năng.
Đến thăm cục quản lý chứng khoán và chứng khoán phái sinh Đài Loan (Taiwan Securities and Futures Bureau – SFB), cơ quan trực thuộc Ủy ban Giám sát Tài chính của Đài Loan phụ trách quản lý và giám sát các công tác phát hành, giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và phát triển thị trường phái sinh, cũng như đảm bảo sự vận hành an toàn của thị trường tại Đài Loan, đoàn công tác đã giới thiệu các sản phẩm tài chính hiện có trên TTCK Việt Nam và tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đoàn đã trao đổi các chính sách, điều kiện quy định hiện nay đối với dòng vốn nước ngoài. SFB rất quan tâm về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tin cho đoàn công tác về tình hình đầu tư nước ngoài tại Đài Loan, Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE) cho biết, từ tháng 05/1983, các công ty quản lý quỹ đã được cho phép thành lập tại Đài Loan. Tháng 12/1990, thị trường Đài Loan đã mở cửa cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đạt điều kiện (QFII – Qualified Foreign Institutional Investor) được đầu tư trực tiếp vào Đài Loan. Tháng 03/1996, nhà đầu tư nước ngoài cá nhân được đầu tư vào thị trường Đài Loan. Năm 2003 đánh dấu mốc quan trọng khi Đài Loan gỡ bỏ hạn mức đầu tư đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và hệ thống “cấp phép” giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành hệ thống “đăng ký” giao dịch. Tới tháng 04/2021, TWSE đã thiết lập hệ thống phi văn bản (paperless environment), hoàn toàn điện tử, để nhà đầu tư nước ngoài đăng ký giao dịch tại Đài Loan.
Mốc thời gian quan trọng đối với sản phẩm ETF tại Đài Loan bắt đầu từ năm 2003 khi TWSE niêm yết ETF đầu tiên là ETF của CTCK Yuanta với tên gọi “Yuanta/P-Shares Taiwan Top 50 ETF” (mã: 0050). Hiện nay trên Sở TWSE có 143 chứng chỉ quỹ ETF với tổng giá trị tài sản quản lý đạt 38,66 tỷ USD. Có 16 tổ chức cung cấp sản phẩm ETF, 19 nhà cung cấp chỉ số, với 5,29 triệu chứng chỉ quỹ ETF và tổng giá trị giao dịch đạt 398,1 triệu USD.
Xét cơ cấu tỷ trọng giao dịch ETF tại TWSE, số liệu cho thấy 50,8% thị phần là từ phía nhà đầu tư cá nhân, 11,12% là nhà đầu tư nước ngoài, và 33,23% là tạo lập thị trường cùng 5,37% là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Mục tiêu của đoàn công tác là học hỏi kinh nghiệm tại thị trường Đài Loan trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển thị trường vốn và các chuẩn mực môi trường, dân trí và trách nhiệm xã hội, đồng thời trao đổi thông tin, số liệu giữa thị trường Việt Nam và thị trường Đài Loan sau một thời gian dài gián đoạn do hệ quả của đại dịch Covid 19.
Đặc biệt, đoàn công tác đã trực tiếp giải đáp các thắc mắc của các cơ quan quản lý Đài Loan về điều kiện đầu tư đối với các dòng vốn ngoại vào Việt Nam hiện nay, hướng tới hỗ trợ các thành viên và công ty quản lý quỹ trên thị trường Việt Nam kêu gọi vốn từ cộng đồng đầu tư Đài Loan.
Trong khuôn khổ chương trình công tác, đoàn đã tới thăm và làm việc với các tổ chức, bao gồm Cục quản lý chứng khoán và chứng khoán phái sinh (Securities and Futures Bureau – SFB) thuộc Ủy ban Giám sát Tài chính Đài Loan (Financial Supervisory Commission of Taiwan); Sở Giao dịch Chứng khoán Đài Loan (The Taiwan Stock Exchange – TWSE); Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Đài Loan (The Taiwan Depository and Clearing Corporation – TDCC). Ngoài ra, đoàn cũng đã gặp gỡ và trao đổi công tác với Trưởng đại diện văn hóa, kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, đến thăm và chia sẻ thông tin với tập đoàn tài chính hàng đầu Đài Loan là CTBC Financial Holdings, và Tập đoàn CT&D (Tập đoàn mẹ của CTCK Phú Hưng và CTCP Phú Mỹ Hưng tại Việt Nam).
Trong những năm qua, Đài Loan luôn là một trong những đối tác giao thương và đầu tư lớn vào Việt Nam. Theo số liệu năm 2021, Đài Loan đứng thứ tư (04) tính về mức đầu tư vào thị trường Việt Nam với tổng số 2.845 dự án, tổng đầu tư đăng ký trị giá hơn 35,3 tỷ đô la Mỹ. Đài Loan cũng là đối tác giao thương lớn thứ năm (05) của Việt Nam với tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 25,3 tỷ đô la Mỹ, trong đó 20,7 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam và 4,5 tỷ đô la Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam.
Với chính sách tự do hóa nền kinh tế bằng việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan thông qua các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RECP), Việt Nam đã được thị trường Đài Loan đánh giá là một đối tác kinh tế lớn và đầy tiềm năng.
Đến thăm cục quản lý chứng khoán và chứng khoán phái sinh Đài Loan (Taiwan Securities and Futures Bureau – SFB), cơ quan trực thuộc Ủy ban Giám sát Tài chính của Đài Loan phụ trách quản lý và giám sát các công tác phát hành, giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và phát triển thị trường phái sinh, cũng như đảm bảo sự vận hành an toàn của thị trường tại Đài Loan, đoàn công tác đã giới thiệu các sản phẩm tài chính hiện có trên TTCK Việt Nam và tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đoàn đã trao đổi các chính sách, điều kiện quy định hiện nay đối với dòng vốn nước ngoài. SFB rất quan tâm về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tin cho đoàn công tác về tình hình đầu tư nước ngoài tại Đài Loan, Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE) cho biết, từ tháng 05/1983, các công ty quản lý quỹ đã được cho phép thành lập tại Đài Loan. Tháng 12/1990, thị trường Đài Loan đã mở cửa cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đạt điều kiện (QFII – Qualified Foreign Institutional Investor) được đầu tư trực tiếp vào Đài Loan. Tháng 03/1996, nhà đầu tư nước ngoài cá nhân được đầu tư vào thị trường Đài Loan. Năm 2003 đánh dấu mốc quan trọng khi Đài Loan gỡ bỏ hạn mức đầu tư đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và hệ thống “cấp phép” giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài đã trở thành hệ thống “đăng ký” giao dịch. Tới tháng 04/2021, TWSE đã thiết lập hệ thống phi văn bản (paperless environment), hoàn toàn điện tử, để nhà đầu tư nước ngoài đăng ký giao dịch tại Đài Loan.
Mốc thời gian quan trọng đối với sản phẩm ETF tại Đài Loan bắt đầu từ năm 2003 khi TWSE niêm yết ETF đầu tiên là ETF của CTCK Yuanta với tên gọi “Yuanta/P-Shares Taiwan Top 50 ETF” (mã: 0050). Hiện nay trên Sở TWSE có 143 chứng chỉ quỹ ETF với tổng giá trị tài sản quản lý đạt 38,66 tỷ USD. Có 16 tổ chức cung cấp sản phẩm ETF, 19 nhà cung cấp chỉ số, với 5,29 triệu chứng chỉ quỹ ETF và tổng giá trị giao dịch đạt 398,1 triệu USD.
Xét cơ cấu tỷ trọng giao dịch ETF tại TWSE, số liệu cho thấy 50,8% thị phần là từ phía nhà đầu tư cá nhân, 11,12% là nhà đầu tư nước ngoài, và 33,23% là tạo lập thị trường cùng 5,37% là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Ảnh: Đoàn công tác tới thăm và làm việc tại TWSE
Tại Đài Loan, TDCC đóng vai trò là cơ sở hạ tầng dữ liệu chính của thị trường vốn, lưu trữ và quản lý số liệu giao dịch, cũng như thông tin khổng lồ của nhà đầu tư sở hữu chứng khoán. Sở hữu dữ liệu lớn/Big Data hỗ trợ các tổ chức tài chính thu thập và xử lý dữ liệu, cho phép ngành tài chính trở nên đơn giản hơn, có tính hiệu quả hơn nhờ việc kiểm soát và sử dụng được nguồn dữ liệu khổng lồ.
Đối với các sản phẩm mới, TDCC đã thúc đẩy các ứng dụng công nghệ tiện ích cho nhà đầu tư thực hiện các quyền biểu quyết khi tổ chức phát hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông. Theo đó, xuất phát với phần mềm e-voting (bỏ phiếu điện tử) từ năm 2009, TDCC đã bổ sung Cross-border STP Voting cho phép thực hiện dịch vụ biểu quyết đối với nhà đầu tư nước ngoài và liên thị trường trong năm 2014. Năm 2017, TDCC bổ sung phần mềm ePassbook và nâng cấp trong năm 2018 cùng với việc ứng dụng Big Data. Năm 2019 ứng dụng SupTech hỗ trợ hoạt động giám sát và dịch vụ ESG hỗ trợ doanh nghiệp củng cố hoạt động quản trị doanh nghiệp đã được đưa vào vận hành hiệu quả. Năm 2021, TDCC tiếp tục ra mắt ứng dụng e-meeting và e-SMART hỗ trợ hiệu quả cho cổ đông và nhà đầu tư. Tới năm 2022, cùng với sự phát triển của công nghệ AI, TDCC đã nâng cấp phần mềm e-SMART và cho ra đời ứng dụng i-inquery trả lời tự động cho nhà đầu tư các vấn đề về sản phẩm và những thắc mắc có liên quan tới hoạt động tại TDCC.
Hiện nay TDCC vẫn áp dụng chính sách tính phí thấp đối với các dịch vụ ứng dụng phụ trợ nói trên, trên tinh thần hỗ trợ minh bạch hóa thị trường và tăng khả năng tiếp cận thông tin cho cộng đồng đầu tư, từ đó củng cố doanh thu từ các nguồn hoạt động chính như lưu ký và bù trừ. TDCC cho rằng các sản phẩm giá trị gia tăng mới sẽ có nhiều ích lợi cho cộng đồng và hiệu quả về lâu dài.
Đối với các sản phẩm mới, TDCC đã thúc đẩy các ứng dụng công nghệ tiện ích cho nhà đầu tư thực hiện các quyền biểu quyết khi tổ chức phát hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông. Theo đó, xuất phát với phần mềm e-voting (bỏ phiếu điện tử) từ năm 2009, TDCC đã bổ sung Cross-border STP Voting cho phép thực hiện dịch vụ biểu quyết đối với nhà đầu tư nước ngoài và liên thị trường trong năm 2014. Năm 2017, TDCC bổ sung phần mềm ePassbook và nâng cấp trong năm 2018 cùng với việc ứng dụng Big Data. Năm 2019 ứng dụng SupTech hỗ trợ hoạt động giám sát và dịch vụ ESG hỗ trợ doanh nghiệp củng cố hoạt động quản trị doanh nghiệp đã được đưa vào vận hành hiệu quả. Năm 2021, TDCC tiếp tục ra mắt ứng dụng e-meeting và e-SMART hỗ trợ hiệu quả cho cổ đông và nhà đầu tư. Tới năm 2022, cùng với sự phát triển của công nghệ AI, TDCC đã nâng cấp phần mềm e-SMART và cho ra đời ứng dụng i-inquery trả lời tự động cho nhà đầu tư các vấn đề về sản phẩm và những thắc mắc có liên quan tới hoạt động tại TDCC.
Hiện nay TDCC vẫn áp dụng chính sách tính phí thấp đối với các dịch vụ ứng dụng phụ trợ nói trên, trên tinh thần hỗ trợ minh bạch hóa thị trường và tăng khả năng tiếp cận thông tin cho cộng đồng đầu tư, từ đó củng cố doanh thu từ các nguồn hoạt động chính như lưu ký và bù trừ. TDCC cho rằng các sản phẩm giá trị gia tăng mới sẽ có nhiều ích lợi cho cộng đồng và hiệu quả về lâu dài.
Ảnh: Đoàn công tác đến thăm và chụp cùng lãnh đạo TDCC
Trên cơ sở học hỏi từ thị trường Đài Loan, và xét trong phạm vi hoạt động của VSD, đối với mảng dịch vụ quỹ, việc xây dựng các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của quỹ, phát triển các sản phẩm đa dạng có sự giám sát chặt chẽ như nói trên cần có sự phối hợp giữa VSD với các cơ quan quản lý, các thành viên thị trường và cả các công ty cung cấp giải pháp công nghệ.
Để chuẩn bị tốt cho quá trình tiến tới phát triển hoạt động đầu tư quỹ xuyên biên giới, khi nhu cầu của dòng vốn đầu tư đã đủ, VSD cần mở rộng nghiên cứu và tổng hợp kinh nghiệm, tham khảo các các quy định đối với hoạt động đầu tư ngày một đa dạng của các loại hình quỹ đầu tư khác nhau (như Quỹ tiền tệ, Quỹ của Quỹ) mà hiện chưa có tại thị trường Việt Nam.
Đoàn công tác đã đề nghị TWSE và TDCC hỗ trợ chia sẻ các kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm E-voting, E-meeting, E-passbook và các sản phẩm ứng dụng công nghệ blockchain, AI và DTL trong hoạt động của các trung tâm lưu ký (CSD).
Song song với quá trình nghiên cứu về sản phẩm quỹ, VSD cũng sẽ cần tìm hiểu thêm về các hệ thống công nghệ mới, hiện đại, các giải pháp/ứng dụng online thuận tiện cho giao dịch của Quỹ và nhà đầu tư trên các nền tảng điện thoại thông minh và đảm bảo hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
05/09/2024 - 10:48:30
Công bố thông tin theo Mẫu công bố thông tin định lượng của Hiệp hội các Đối tác thanh toán trung tâm toàn cầu (CCP Global)...
-
13/06/2024 - 17:05:56
Công bố thông tin theo Mẫu công bố thông tin định lượng của Hiệp hội các Đối tác thanh toán trung tâm toàn cầu (CCP Global)...
-
29/02/2024 - 09:22:52
Công bố thông tin theo Mẫu công bố thông tin định lượng của Hiệp hội các Đối tác thanh toán trung tâm toàn cầu (CCP Global)...
-
28/11/2023 - 16:19:38
Công bố thông tin theo Mẫu công bố thông tin định lượng của Hiệp hội các Đối tác thanh toán trung tâm toàn cầu (CCP Global)...
-
03/10/2023 - 20:10:04
VSDC tham gia Hội nghị SIBOS 2023 tại Toronto, Canada
-
20/09/2023 - 13:50:25
VSDC nghiên cứu, khảo sát về vận hành loại hình tài khoản tổng để lưu ký, giao dịch chứng khoán và hoạt động thanh toán bù...
-
12/09/2023 - 13:56:30
VSDC tham dự Diễn đàn quản trị doanh nghiệp Đài Bắc lần thứ 14 và làm việc với Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Đài Loan, Sở giao...
-
31/08/2023 - 08:51:23
Công bố thông tin theo Mẫu công bố thông tin định lượng của Hiệp hội các Đối tác thanh toán trung tâm toàn cầu (CCP12) Quý...
-
28/06/2023 - 15:27:12
VSD tham dự Hội thảo đào tạo lần thứ 23 của Hiệp hội các Tổ chức lưu ký, bù trừ chứng khoán khu vực Châu Á – Thái Bình Dương...
-
20/06/2023 - 16:54:27
VSD tham dự Hội nghị Toàn thể thường niên của Hiệp hội các cơ quan cấp mã quốc gia (ANNA) tại London, Vương quốc Anh
Thống kê
-
42.699|6.025
-
6
-
3.137
-
793
-
37
-
9.021.652